Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
133662

Nga Hải với Di tích lịch sử Văn hóa - Danh lam thắng cảnh.

Ngày 01/12/2017 22:44:57

Văn hoá tín ngưỡng của người dân Nga Hải mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, đậm chất phật giáo. Các tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá của người dân thường được diễn ra ở 4 khu di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh như cụm di tích Đền - Chùa - Phủ Bái Nại; Di tích Chùa Cầu Hải; Di tích Nhà thờ dòng họ Nguyễn Bá và Nhà thờ họ Nguyễn Hữu.

Nga Hải là vùng lúa màu nằm phía Bắc huyện Nga Sơn, ngày xưa có tên gọi hai làng cổ đó là làng Cầu Hải và làng Bái Nại. Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Nga Thành, Nga Giáp, phía Đông giáp xã Nga Liên, phía Tây và phía Nam giáp xã Nga Yên. Có quốc lộ 10B đi qua, nối liền huyện Nga Sơn với huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình nên có vị trí chiến lược rất quan trọng. Nga Hải có diện tích đất tự nhiên 432,7 ha có 1.456 hộ với 4.712 nhân khẩu, dân cư được chia thành 9 Thôn (nay là 9 làng). Gồm: Thôn Đông Hải, Thôn Hải Nam; Thôn Hải Lộc, Thôn Trung Tiến, Thôn Bắc Sơn, Thôn Tây Sơn, Thôn Hải Tiến, Thôn Cần Thanh, Thôn Hải Bình. Nhân dân Nga Hải vốn có truyền thống anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Đảng bộ và nhân dân xã Nga Hải vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh Hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Pháp. Nhân dân Nga Hải cần cù trong lao động sản xuất, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết một lòng xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới, giầu đẹp.

Hệ thống chính trị luôn phát huy và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở địa phương và quy ước của làng.

Hiện nay, xã Nga Hải có 3/3 trường học đạt chuẩn văn hóa. Có 8/9 làng được công nhận làng văn hóa cấp lần 2, Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II, Trường mầm non đạt chuẩn văn hóa và chuẩn Quốc gia mức độ I. Trường Tiểu học đạt chuẩn văn hóa năm 2015 và được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ II năm 2017. Trường THCS đạt chuẩn văn hóa năm 2016. Xã có 15 chi bộ đảng với tổng số Đảng viên là 340 (Trong đó có 9 chi bộ cơ sở 6 chi bộ ngành).
Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua tình hình xã hội xã Nga Hải ổn định, và từng bước phát triển. Người dân trong xã chủ yếu là người dân tộc Kinh, luôn đoàn kết hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Dân cư sống tương đối tập trung, số hộ nghèo giảm đáng kể.

Để thúc đẩy nhanh và phát triển mạnh mẽ các điều kiện xã hội trên địa bàn xã Nga Hải, Đảng uỷ- UBND và các ban ngành chú trọng tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và của địa phương gắn với các hoạt động văn hoá mà cụ thể là các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phong trào “chung tay xây dựng nông thôn mới” đưa ra các chính sách phát triển xã hội trong toàn xã nhằm nâng cao đời sống xã hội của nhân dân, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế trong toàn xã.

Phát huy tốt truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, năm 2012 xã Nga Hải là một trong 5 xã của huyện đạt chuẩn xã “Văn hoá nông thôn mới”, Ngày 30 tháng 8 năm 2017 UBND huyện Quyết định công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới 5 năm (2013-2017). Văn hoá tín ngưỡng của người dân mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, đậm chất phật giáo. Các tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá của người dân thường được diễn ra ở 4 khu di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Như Đền - Chùa - Phủ Bái Nại. Chùa Cầu Hải, Nhà thờ dòng họ Nguyễn Bá và Nhà thờ họ Nguyễn Hữu.

1) Nghệ thuật trình diễn dân gian: Kéo co (Thuộc 3 thôn của làng Bái Nại)

- Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể:

Có từ xa xưa, chưa xác định được thời gian ra đời, đến nay vẫn tồn tại do trong cộng đồng 3 thôn của làng Bái Nại làm chủ thể.

- Hình thức biểu hiện, Quy trình thực hành, Các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể, Không gian văn hóa liên quan, v.v…:

Trò kéo co là trò chơi tổ chức trong dịp lễ tết và trong các cuộc hội thi, hội diễn văn hóa dân gian. Nó thể hiện tính cộng đồng, sự đoàn kết trong từng đội chơi. Kéo co được tổ chức tại sân bãi rộng, có người quản trò (như trọng tài bây giờ). Mỗi bên tham gia thi đấu có một đội trưởng, người đội trưởng sẽ tìm những người khỏe mạnh vào đội của mình. Mỗi đội sẽ có từ 8 đến 10 người (tùy vào độ dài của dây). Loại dây dùng để kéo là loại giây song hoặc dây thừng to bằng cổ tay. Để chuẩn bị cho trận đấu, người quản trò sẽ kẻ 3 vạch dưới sân đất cách nhau khoảng 1m và tương ứng với mỗi vạch sẽ buộc một sợi dây đánh dấu. Mỗi đội cầm một bên dây nhưng không được cầm vào bên trong dây đánh dấu. Để chuẩn bị kéo hai đội bước vào phần sân thi đấu của bên mình, sợi dây được để trên vạch đánh dấu sao cho 3 sợi dây buộc phải trùng với 3 vạch có trên sân. Hai đội cầm đầu dây thuộc về đội mình (từ sợi dây đánh dấu trở lại), chân không được dẫm lên vạch kẻ dưới đất. Khi 2 đội đã chuẩn bị xong, sau hiệu lệnh của người quản trò, 2 đội bắt đầu kéo. Nguyên tắc kéo là không được rút dây mà cả đội phải di chuyển về phía sau mình, đến khi nào đối phương dẫm trúng vạch hoặc sợi dây đánh dấu bị kéo qua vạch ở giữa là bị xử thua. Trò chơi được chia làm 3-5 lượt, bên nào thắng sẽ được quyền thách đấu các đội khác. Phần thưởng cho bên thắng chỉ mang tính động viên, khích lệ nhưng ai nấy cũng háo hức tham gia, người xem bên ngoài cũng reo hò nhiệt tình cổ vũ cho đội mình.

Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các thôn với nhau, mỗi thôn hiện nay có số lượng người thực hành từ 15 đến 20 người. Hàng năm, làng Bái Nại xã Nga Hải (gồm 3 thôn: Hải Bình, Hải Tiến, Cần Thanh) đều tổ chức vui chơi vào các dịp lễ, tết, hội thi… Kéo co là một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư làng Bái Nại nói riêng và nhân dân xã Nga Hải nói chung, nó thể hiện sự đoàn kết, sức mạnh của những cư dân làm nông nghiệp. Qua hoạt động kéo co, họ mong muốn chế ngự được sức mạnh tự nhiên, vượt qua những khó khăn, nguy hiểm đang rình rập; đồng thời, nó cũng thể hiện tinh thần lạc quan, hướng tới những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.

2) Lễhội truyền thống: Lễ hội Đền - Chùa - Phủ Bái Nại, xã Nga Hải:

- Quá trình ra đời: Từ xa xưa, chưa xác định được thời gian cụ thể được cộng đồng người dân xã Nga Hải nói chung và đặc biệt là người dân của 3 làng thuộc làng Bái Nại nói riêng tổ chức để tỏ lòng biết ơn đối với các vị nhân thần, thiên thần có công lao với đất nước, nhân dân, rất mực linh ứng. Công lao của các vị thần được triều đình ghi nhớ, nhân dân tôn sùng.

- Hiện trạng:

+ Số lượng nghệ nhân hiện có: 04 người.

+ Di tích lịch sử nằm trên địa phận thôn Bái Nại, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đất này vốn xưa thuộc thôn Bái Nãi, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Phía Tây Bắc giáp với xã Nga Giáp, phía Đông giáp xã Nga Thành, phía Đông Nam giáp với xã Nga Liên, phía Tây Nam giáp với xã Nga Yên. Di tích toạ lạc trên một khu đất hình chữ nhật, vị trí địa lý nơi đây rất đặc biệt, phía trước là đường số 5 cũ đi nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình, xa xa là dãy núi Tam Điệp trùng trùng lớp lớp, tạo thành một bức tường thế ôm đỡ khu di tích, tạo nên một nét đẹp mộc mạc giản dị của làng quê Việt Nam.

- Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản:

Lễ hội cụm di tích Đền - Chùa - Phủ Bái Nại xã Nga Hải là Lễ hội truyền thống của người dân xã Nga Hải nói chung và người dân của 3 làng Bái Nại nói riêng được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

IMG_0201.JPG

Người dân xã Nga Hải cũng như tất cả những người dân khác trên mảnh đất quê hương Nga Sơn đề luôn luôn quan niệm trên mảnh đất quê hương mình đề có thần linh cai quản, do vậy họ vừa biết ơn, vừa thiêng hóa con người và tự nhiên, chính quan niệm và tín ngưỡng trong trẻo, thuần phát đó đó thể hiện rõ và in dấu ấn sâu đậm trong lễ hội Đền - Chùa - Phủ làng Bái Nại.

Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị nhân thần, thiên thần có công đối với cộng đồng làng, xã; là dịp con cháu được trở về với cội nguồn có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí con người; lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết sức mạnh cộng đồng đối với làng với xã, và cũng là dịp để nhân dân, chính quyền địa phương phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc và nâng cao ý thức bảo tồn giá trị văn hoá.

FB_20160428_09_08_52_Saved_Picture.jpg

Vị nhân thần Nguyễn Phục mà nhân dân làng Bái Nại đang phụng thờ: Theo sách ”Thanh Hoá chủ Thần Lục bản dịch của Viện nghiên cứu Hán nôm, bản viết tay trang 18, và các đạo sắc, thần tích ở đền ghi phong thôn Bái Nại thờ thì: Thần họ Nguyễn tên Phục người xã Đoàn Tùng, huyện Gia Lộc, xứ Hải Dương. Khoa thi năm Quý Dậu niên hiệu Thái Hoá thứ 11 (1453) ông đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ”. Nguyễn Phục là người hay chữ văn võ toàn tài, không những lo việc quân cơ ông còn tham gia công việc ở chốn quan trường. Năm Quang Thuận thứ 5 (1464) đời Lê Thánh Tông khoa thi Quý Mùi ông là một trong những người tham gia giám thị kỳ thi. (”Đại Việt sứ ký toàn thư”:Tập III trang 185 – Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội năm 1996). Suốt đời làm quan Nguyễn Phục luôn tỏ ra là người thanh liêm ngay thẳng, luôn hoàn thành sứ mệnh của mình, được triều đình trọng dụng sai 3 lần đi sứ sang Bắc. Không những vậy ông còn là người thông đoán ”Nho - y - lý - số” có lần Nguyễn Phục thấy có mùa xuân đại hạn 3 tháng cho là có chuyện gì, khuyên vua trấn tĩnh để xem biến cố” – Đại Việt sử ký toàn thư Sđd trang 186. Chính nhờ công lao mà ông được thăng chức Thừa Tuyên tham nghị Thanh Hoa. Vua dụ rằng: ”Năm trước sai người đi sứ phương Bắc được mạnh khoẻ mà về, năm nay cho gọi, lại dâng lời nói hay, đáng khen. Nay sai giám thừa Nguyễn Lỗi mang bạc lạng thưởng cho lòng trung hết tình cảm của ta nên nhận lấy”. Trong suốt quá trình làm quan Nguyễn Phục đã được thăng quan, giáng quan nhiều lần nhưng sự nghiệp công lao của ông vẫn được ngòi bút của các sử thần thời xưa ghi chép một cách rõ ràng. Cuối đời vì không may cho số phận ông đã bị nhà vua phán xử sai lầm, lúc bấy giờ vua Lê Thánh Tông phong cho ông chức cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ coi việc đốc vận lương thảo, trong khi đoàn thuyền lương bị sóng đánh cản trở nên đến trễ hẹn. Nguyễn Phục phải chịu chiếu theo quân pháp.

Tuy nhiên, lần sau khi vua chiến thắng giặc Chiêm trở về, trên đường gặp sóng to gió lớn, biển động rất mạnh khiến cho thuyền không đi được. Một đêm Nhà Vua thao thức tại nghe gió gào sóng dậy, trằn trọc không sao ngủ được. Vua sực nhớ thuyền lương trễ kỳ hạn là do sóng lớn gây ra trong lòng hối hận tương Đốc Lương bị thác oan, trong lúc mơ màng vua thấy ông nhung trang tề chỉnh đứng trước giường ngự tấu rằng ”Kẻ hạ thần cảm ơn tri ngộ của bệ hạ nên giẫu thác linh hồn vẫn theo ra chiến trận. Nay nhờ hồng phúc Quốc gia, bệ hạ dẹp xong Chiêm khấu, hạ thần lại xin theo hộ giá khải hoàn”. Vua chợt tỉnh trông ra vầng Đông trời đã hửng sáng, biển lặng sóng yên. Đại quân vượt biển trở về yên ổn. Vua Lê Thánh Tông truy phong cho Đốc lương quan Nguyễn Phục tước Đại Vương biển Đông Hải, làm phúc thần làng Cổ Đà làm nơi chính sở phụng thờ hương hoả. Để tưởng nhớ ơn đức của ông Triều đình đã ban cho các vùng ven biển cả nước lập đền thờ tự để thần che chở, giúp dập bản dân trong số đó có thôn Bái Nãi. Hiện nay Bái Nại vẫn còn giữ được một bản sự tích ghi lược về các vị thần và một số đạo sắc văn.

IMG_0266.JPG

+ Phần lễ:

Trước ngày lễ hội, dân làng đó chuẩn bị sẵn các lễ vật để dâng tế thần linh gồm xôi, gà, thủ lợn và nhiều các lễ vật khác. Số lễ vật này biện ra thành nhiều mâm lễ để cúng tế.

Trong ngày chính lễ, đầu tiên là lễ Nghênh kiệu rước sắc từ đền Nội, đền Ngọc Điện, Đàn về cụm di tích Đền - Chùa - Phủ của Làng Bái Nại. Đi đầu là cờ Tổ quốc, cờ ngũ sắc, chiêng, trống, kiệu hoa. Sau kiệu hoa là kiệu sắc, cuối cùng là các bản hội và nhân dân trong xã, ngoài xã. Sau lời khai mạc của trưởng Ban quản lý - Chủ tịch UBND xã là một hồi chuông, trống khai hội. Tiếp theo là lễ dâng hương.

+ Phần hội:

Sau khi lễ dâng hương, 3 thôn của làng Bái Nại tổ chức các đội tế theo các nghi lễ truyền thống. Nhân dân và du khách kéo nhau ra bãi đất rộng của khu di tích để cùng tham gia các trò chơi, trò diễn mang đậm sắc thái văn hóa dân gian như trò kéo co, chọi gà, đánh đu và múa lân...

FB_20160428_09_09_28_Saved_Picture.jpg

Cùng với các trò chơi trò diễn. Trong hội, trai gái trong làng và con em của làng đang làm ăn công tác từ khắp mọi miền tổ quốc đều về dự hội đông vui. Họ đi hội vừa là để tưởng nhớ, tri ân công đức các vị thần và đây cũng là dịp để nam nữ tìm hiểu nhau, cầu duyên cầu phúc. Các ông già bà lão trong làng cũng đến nơi đây để cùng nhau ôn kỷ niệm rồi lòng tự dặn lòng với niềm thủy chung son sắt, cùng cháu con xây đắp quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Lễ hội truyền thống thuộc cụm di tích lịch sử văn hoá Đền - Chùa - Phủ Bái Nại xã Nga Hải để lại cho chúng ta giá trị văn hoá phi vật thể và các giá trị khác về thiên nhiên, xã hội, con người nơi đây. Lễ hội thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân xã Nga Hải nói riêng đối với các vị thần và những người anh hùng lập nên chiến công hiển hách và đã ngã xuống vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của mọi người. Lễ hội vừa là sự tri ân đồng thời cũng là để tôn vinh các vị thần và những người anh hùng để người dân trên mảnh đất Nga Hải và du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ noi gương, học tập.

Mạnh Hà (VH-XH)

Nga Hải với Di tích lịch sử Văn hóa - Danh lam thắng cảnh.

Đăng lúc: 01/12/2017 22:44:57 (GMT+7)

Văn hoá tín ngưỡng của người dân Nga Hải mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, đậm chất phật giáo. Các tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá của người dân thường được diễn ra ở 4 khu di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh như cụm di tích Đền - Chùa - Phủ Bái Nại; Di tích Chùa Cầu Hải; Di tích Nhà thờ dòng họ Nguyễn Bá và Nhà thờ họ Nguyễn Hữu.

Nga Hải là vùng lúa màu nằm phía Bắc huyện Nga Sơn, ngày xưa có tên gọi hai làng cổ đó là làng Cầu Hải và làng Bái Nại. Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Nga Thành, Nga Giáp, phía Đông giáp xã Nga Liên, phía Tây và phía Nam giáp xã Nga Yên. Có quốc lộ 10B đi qua, nối liền huyện Nga Sơn với huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình nên có vị trí chiến lược rất quan trọng. Nga Hải có diện tích đất tự nhiên 432,7 ha có 1.456 hộ với 4.712 nhân khẩu, dân cư được chia thành 9 Thôn (nay là 9 làng). Gồm: Thôn Đông Hải, Thôn Hải Nam; Thôn Hải Lộc, Thôn Trung Tiến, Thôn Bắc Sơn, Thôn Tây Sơn, Thôn Hải Tiến, Thôn Cần Thanh, Thôn Hải Bình. Nhân dân Nga Hải vốn có truyền thống anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Đảng bộ và nhân dân xã Nga Hải vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh Hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Pháp. Nhân dân Nga Hải cần cù trong lao động sản xuất, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết một lòng xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới, giầu đẹp.

Hệ thống chính trị luôn phát huy và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở địa phương và quy ước của làng.

Hiện nay, xã Nga Hải có 3/3 trường học đạt chuẩn văn hóa. Có 8/9 làng được công nhận làng văn hóa cấp lần 2, Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II, Trường mầm non đạt chuẩn văn hóa và chuẩn Quốc gia mức độ I. Trường Tiểu học đạt chuẩn văn hóa năm 2015 và được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ II năm 2017. Trường THCS đạt chuẩn văn hóa năm 2016. Xã có 15 chi bộ đảng với tổng số Đảng viên là 340 (Trong đó có 9 chi bộ cơ sở 6 chi bộ ngành).
Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua tình hình xã hội xã Nga Hải ổn định, và từng bước phát triển. Người dân trong xã chủ yếu là người dân tộc Kinh, luôn đoàn kết hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Dân cư sống tương đối tập trung, số hộ nghèo giảm đáng kể.

Để thúc đẩy nhanh và phát triển mạnh mẽ các điều kiện xã hội trên địa bàn xã Nga Hải, Đảng uỷ- UBND và các ban ngành chú trọng tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và của địa phương gắn với các hoạt động văn hoá mà cụ thể là các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phong trào “chung tay xây dựng nông thôn mới” đưa ra các chính sách phát triển xã hội trong toàn xã nhằm nâng cao đời sống xã hội của nhân dân, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế trong toàn xã.

Phát huy tốt truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, năm 2012 xã Nga Hải là một trong 5 xã của huyện đạt chuẩn xã “Văn hoá nông thôn mới”, Ngày 30 tháng 8 năm 2017 UBND huyện Quyết định công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới 5 năm (2013-2017). Văn hoá tín ngưỡng của người dân mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, đậm chất phật giáo. Các tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá của người dân thường được diễn ra ở 4 khu di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Như Đền - Chùa - Phủ Bái Nại. Chùa Cầu Hải, Nhà thờ dòng họ Nguyễn Bá và Nhà thờ họ Nguyễn Hữu.

1) Nghệ thuật trình diễn dân gian: Kéo co (Thuộc 3 thôn của làng Bái Nại)

- Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể:

Có từ xa xưa, chưa xác định được thời gian ra đời, đến nay vẫn tồn tại do trong cộng đồng 3 thôn của làng Bái Nại làm chủ thể.

- Hình thức biểu hiện, Quy trình thực hành, Các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể, Không gian văn hóa liên quan, v.v…:

Trò kéo co là trò chơi tổ chức trong dịp lễ tết và trong các cuộc hội thi, hội diễn văn hóa dân gian. Nó thể hiện tính cộng đồng, sự đoàn kết trong từng đội chơi. Kéo co được tổ chức tại sân bãi rộng, có người quản trò (như trọng tài bây giờ). Mỗi bên tham gia thi đấu có một đội trưởng, người đội trưởng sẽ tìm những người khỏe mạnh vào đội của mình. Mỗi đội sẽ có từ 8 đến 10 người (tùy vào độ dài của dây). Loại dây dùng để kéo là loại giây song hoặc dây thừng to bằng cổ tay. Để chuẩn bị cho trận đấu, người quản trò sẽ kẻ 3 vạch dưới sân đất cách nhau khoảng 1m và tương ứng với mỗi vạch sẽ buộc một sợi dây đánh dấu. Mỗi đội cầm một bên dây nhưng không được cầm vào bên trong dây đánh dấu. Để chuẩn bị kéo hai đội bước vào phần sân thi đấu của bên mình, sợi dây được để trên vạch đánh dấu sao cho 3 sợi dây buộc phải trùng với 3 vạch có trên sân. Hai đội cầm đầu dây thuộc về đội mình (từ sợi dây đánh dấu trở lại), chân không được dẫm lên vạch kẻ dưới đất. Khi 2 đội đã chuẩn bị xong, sau hiệu lệnh của người quản trò, 2 đội bắt đầu kéo. Nguyên tắc kéo là không được rút dây mà cả đội phải di chuyển về phía sau mình, đến khi nào đối phương dẫm trúng vạch hoặc sợi dây đánh dấu bị kéo qua vạch ở giữa là bị xử thua. Trò chơi được chia làm 3-5 lượt, bên nào thắng sẽ được quyền thách đấu các đội khác. Phần thưởng cho bên thắng chỉ mang tính động viên, khích lệ nhưng ai nấy cũng háo hức tham gia, người xem bên ngoài cũng reo hò nhiệt tình cổ vũ cho đội mình.

Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các thôn với nhau, mỗi thôn hiện nay có số lượng người thực hành từ 15 đến 20 người. Hàng năm, làng Bái Nại xã Nga Hải (gồm 3 thôn: Hải Bình, Hải Tiến, Cần Thanh) đều tổ chức vui chơi vào các dịp lễ, tết, hội thi… Kéo co là một nét văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư làng Bái Nại nói riêng và nhân dân xã Nga Hải nói chung, nó thể hiện sự đoàn kết, sức mạnh của những cư dân làm nông nghiệp. Qua hoạt động kéo co, họ mong muốn chế ngự được sức mạnh tự nhiên, vượt qua những khó khăn, nguy hiểm đang rình rập; đồng thời, nó cũng thể hiện tinh thần lạc quan, hướng tới những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.

2) Lễhội truyền thống: Lễ hội Đền - Chùa - Phủ Bái Nại, xã Nga Hải:

- Quá trình ra đời: Từ xa xưa, chưa xác định được thời gian cụ thể được cộng đồng người dân xã Nga Hải nói chung và đặc biệt là người dân của 3 làng thuộc làng Bái Nại nói riêng tổ chức để tỏ lòng biết ơn đối với các vị nhân thần, thiên thần có công lao với đất nước, nhân dân, rất mực linh ứng. Công lao của các vị thần được triều đình ghi nhớ, nhân dân tôn sùng.

- Hiện trạng:

+ Số lượng nghệ nhân hiện có: 04 người.

+ Di tích lịch sử nằm trên địa phận thôn Bái Nại, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đất này vốn xưa thuộc thôn Bái Nãi, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Phía Tây Bắc giáp với xã Nga Giáp, phía Đông giáp xã Nga Thành, phía Đông Nam giáp với xã Nga Liên, phía Tây Nam giáp với xã Nga Yên. Di tích toạ lạc trên một khu đất hình chữ nhật, vị trí địa lý nơi đây rất đặc biệt, phía trước là đường số 5 cũ đi nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình, xa xa là dãy núi Tam Điệp trùng trùng lớp lớp, tạo thành một bức tường thế ôm đỡ khu di tích, tạo nên một nét đẹp mộc mạc giản dị của làng quê Việt Nam.

- Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản:

Lễ hội cụm di tích Đền - Chùa - Phủ Bái Nại xã Nga Hải là Lễ hội truyền thống của người dân xã Nga Hải nói chung và người dân của 3 làng Bái Nại nói riêng được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

IMG_0201.JPG

Người dân xã Nga Hải cũng như tất cả những người dân khác trên mảnh đất quê hương Nga Sơn đề luôn luôn quan niệm trên mảnh đất quê hương mình đề có thần linh cai quản, do vậy họ vừa biết ơn, vừa thiêng hóa con người và tự nhiên, chính quan niệm và tín ngưỡng trong trẻo, thuần phát đó đó thể hiện rõ và in dấu ấn sâu đậm trong lễ hội Đền - Chùa - Phủ làng Bái Nại.

Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị nhân thần, thiên thần có công đối với cộng đồng làng, xã; là dịp con cháu được trở về với cội nguồn có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí con người; lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết sức mạnh cộng đồng đối với làng với xã, và cũng là dịp để nhân dân, chính quyền địa phương phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc và nâng cao ý thức bảo tồn giá trị văn hoá.

FB_20160428_09_08_52_Saved_Picture.jpg

Vị nhân thần Nguyễn Phục mà nhân dân làng Bái Nại đang phụng thờ: Theo sách ”Thanh Hoá chủ Thần Lục bản dịch của Viện nghiên cứu Hán nôm, bản viết tay trang 18, và các đạo sắc, thần tích ở đền ghi phong thôn Bái Nại thờ thì: Thần họ Nguyễn tên Phục người xã Đoàn Tùng, huyện Gia Lộc, xứ Hải Dương. Khoa thi năm Quý Dậu niên hiệu Thái Hoá thứ 11 (1453) ông đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ”. Nguyễn Phục là người hay chữ văn võ toàn tài, không những lo việc quân cơ ông còn tham gia công việc ở chốn quan trường. Năm Quang Thuận thứ 5 (1464) đời Lê Thánh Tông khoa thi Quý Mùi ông là một trong những người tham gia giám thị kỳ thi. (”Đại Việt sứ ký toàn thư”:Tập III trang 185 – Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội năm 1996). Suốt đời làm quan Nguyễn Phục luôn tỏ ra là người thanh liêm ngay thẳng, luôn hoàn thành sứ mệnh của mình, được triều đình trọng dụng sai 3 lần đi sứ sang Bắc. Không những vậy ông còn là người thông đoán ”Nho - y - lý - số” có lần Nguyễn Phục thấy có mùa xuân đại hạn 3 tháng cho là có chuyện gì, khuyên vua trấn tĩnh để xem biến cố” – Đại Việt sử ký toàn thư Sđd trang 186. Chính nhờ công lao mà ông được thăng chức Thừa Tuyên tham nghị Thanh Hoa. Vua dụ rằng: ”Năm trước sai người đi sứ phương Bắc được mạnh khoẻ mà về, năm nay cho gọi, lại dâng lời nói hay, đáng khen. Nay sai giám thừa Nguyễn Lỗi mang bạc lạng thưởng cho lòng trung hết tình cảm của ta nên nhận lấy”. Trong suốt quá trình làm quan Nguyễn Phục đã được thăng quan, giáng quan nhiều lần nhưng sự nghiệp công lao của ông vẫn được ngòi bút của các sử thần thời xưa ghi chép một cách rõ ràng. Cuối đời vì không may cho số phận ông đã bị nhà vua phán xử sai lầm, lúc bấy giờ vua Lê Thánh Tông phong cho ông chức cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ coi việc đốc vận lương thảo, trong khi đoàn thuyền lương bị sóng đánh cản trở nên đến trễ hẹn. Nguyễn Phục phải chịu chiếu theo quân pháp.

Tuy nhiên, lần sau khi vua chiến thắng giặc Chiêm trở về, trên đường gặp sóng to gió lớn, biển động rất mạnh khiến cho thuyền không đi được. Một đêm Nhà Vua thao thức tại nghe gió gào sóng dậy, trằn trọc không sao ngủ được. Vua sực nhớ thuyền lương trễ kỳ hạn là do sóng lớn gây ra trong lòng hối hận tương Đốc Lương bị thác oan, trong lúc mơ màng vua thấy ông nhung trang tề chỉnh đứng trước giường ngự tấu rằng ”Kẻ hạ thần cảm ơn tri ngộ của bệ hạ nên giẫu thác linh hồn vẫn theo ra chiến trận. Nay nhờ hồng phúc Quốc gia, bệ hạ dẹp xong Chiêm khấu, hạ thần lại xin theo hộ giá khải hoàn”. Vua chợt tỉnh trông ra vầng Đông trời đã hửng sáng, biển lặng sóng yên. Đại quân vượt biển trở về yên ổn. Vua Lê Thánh Tông truy phong cho Đốc lương quan Nguyễn Phục tước Đại Vương biển Đông Hải, làm phúc thần làng Cổ Đà làm nơi chính sở phụng thờ hương hoả. Để tưởng nhớ ơn đức của ông Triều đình đã ban cho các vùng ven biển cả nước lập đền thờ tự để thần che chở, giúp dập bản dân trong số đó có thôn Bái Nãi. Hiện nay Bái Nại vẫn còn giữ được một bản sự tích ghi lược về các vị thần và một số đạo sắc văn.

IMG_0266.JPG

+ Phần lễ:

Trước ngày lễ hội, dân làng đó chuẩn bị sẵn các lễ vật để dâng tế thần linh gồm xôi, gà, thủ lợn và nhiều các lễ vật khác. Số lễ vật này biện ra thành nhiều mâm lễ để cúng tế.

Trong ngày chính lễ, đầu tiên là lễ Nghênh kiệu rước sắc từ đền Nội, đền Ngọc Điện, Đàn về cụm di tích Đền - Chùa - Phủ của Làng Bái Nại. Đi đầu là cờ Tổ quốc, cờ ngũ sắc, chiêng, trống, kiệu hoa. Sau kiệu hoa là kiệu sắc, cuối cùng là các bản hội và nhân dân trong xã, ngoài xã. Sau lời khai mạc của trưởng Ban quản lý - Chủ tịch UBND xã là một hồi chuông, trống khai hội. Tiếp theo là lễ dâng hương.

+ Phần hội:

Sau khi lễ dâng hương, 3 thôn của làng Bái Nại tổ chức các đội tế theo các nghi lễ truyền thống. Nhân dân và du khách kéo nhau ra bãi đất rộng của khu di tích để cùng tham gia các trò chơi, trò diễn mang đậm sắc thái văn hóa dân gian như trò kéo co, chọi gà, đánh đu và múa lân...

FB_20160428_09_09_28_Saved_Picture.jpg

Cùng với các trò chơi trò diễn. Trong hội, trai gái trong làng và con em của làng đang làm ăn công tác từ khắp mọi miền tổ quốc đều về dự hội đông vui. Họ đi hội vừa là để tưởng nhớ, tri ân công đức các vị thần và đây cũng là dịp để nam nữ tìm hiểu nhau, cầu duyên cầu phúc. Các ông già bà lão trong làng cũng đến nơi đây để cùng nhau ôn kỷ niệm rồi lòng tự dặn lòng với niềm thủy chung son sắt, cùng cháu con xây đắp quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Lễ hội truyền thống thuộc cụm di tích lịch sử văn hoá Đền - Chùa - Phủ Bái Nại xã Nga Hải để lại cho chúng ta giá trị văn hoá phi vật thể và các giá trị khác về thiên nhiên, xã hội, con người nơi đây. Lễ hội thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân xã Nga Hải nói riêng đối với các vị thần và những người anh hùng lập nên chiến công hiển hách và đã ngã xuống vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của mọi người. Lễ hội vừa là sự tri ân đồng thời cũng là để tôn vinh các vị thần và những người anh hùng để người dân trên mảnh đất Nga Hải và du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ noi gương, học tập.

Mạnh Hà (VH-XH)